CÁCH SỬ DỤNG NGUYÊN ÂM – PHỤ ÂM TRONG TIẾNG VIỆT

Để có thể phát âm và đọc được tiếng Việt, bạn cần nắm được các nguyên âm và phụ âm.Trong bài viết này Jellyfish sẽ tổng hợp các nguyên âm trong tiếng Việt, phụ âm trong tiếng Việt và cách phân biệt giữa nguyên âm và phụ âm để giúp bạn có thể áp dụng ngay với những từ tiếng Việt đơn giản.

I. Nguyên âm trong tiếng Việt

Nguyên âm trong tiếng Việt là những kiến thức cơ bản khi học tiếng Việt bắt buộc phải nắm rõ. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người khi học ngôn ngữ này vẫn không thể nắm rõ được. Vì thế, cùng tìm hiểu với chúng mình các nguyên âm trong tiếng Việt nhé!

1. Nguyên âm là gì?

Nguyên âm: Là những âm mà khi phát âm, luồng hơi đi từ trong phổi ra không gặp trở ngại gì đáng kể. Nguyên âm có thể tự đứng riêng biệt hoặc có thể đứng trước hoặc sau các phụ âm để tạo thành tiếng trong lời nói.

nguyên âm đơn trong tiếng ViệtVề mặt chữ viết có 12 nguyên âm đơn trong tiếng Việt: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.

– Về mặt ngữ âm có 11 nguyên âm đơn: A, Ă, Â, E, Ê, I/Y, O, Ô, Ơ, U, Ư. (do i và y đọc như nhau nên giảm đi một so với mặt chữ viết).

– Ngoài các nguyên âm đơn, trong tiếng Việt còn có các nguyên âm đôi:

  • 32 nguyên âm đôi: AI, AO, AU, ÂU, AY , ÂY ,EO, ÊU, IA, IÊ/YÊ, IU, OA, OĂ, OE, OI, ÔI, ƠI, OO, ÔÔ, UA,UĂ, UÂ, ƯA, UÊ, UI, ƯI, UO, UÔ, UƠ, ƯƠ, ƯU,  UY.
  • 13 nguyên âm ba: IÊU/YÊU, OAI, OAO, OAY, OEO, UAO, UÂY, UÔI, ƯƠI, ƯƠU, UYA, UYÊ, UYU

Note: Trong các nguyên âm tiếng Việt thì cần đặc biệt chú ý đến các nguyên âm có dấu như ư, ơ, ô, â, ă. Bởi vì, những nguyên âm này sẽ khó phát âm và khó nhớ hơn các nguyên âm khác.

Xem thêm: 6 âm điệu trong tiếng Việt  

2. Vị trí và cách dùng của nguyên âm trong tiếng Việt

Một từ vựng thông thường được hình thành từ sự kết hợp giữa nguyên âm, phụ âm và dấu câu (có thể có hoặc không). Với mỗi nguyên âm sẽ có những vị trí đứng và cách dùng khác nhau trong một từ vựng tiếng Việt.

Vị trí của nguyên âm trong tiếng Việt:

Nguyên âm cũng thường có vị trí đứng đầu, cuối hoặc giữa của từ hoặc có thể đứng riêng biệt. 

Ví dụ:

  • Yêu
  • Con cá
  • Em bé

Cách phát âm và từng cách viết của các nguyên âm đơn trong tiếng Việt:

Nguyên âm đơn tiếng ViệtIPAÂm tương tự trong tiếng AnhVí dụ
a/a:/fatherBa (Father), Xa (Far)
ă/a/cutăn (eat)
â/ə/butmt (lost)
e/ɛ/setxe (vehicle)
ê/e/con dê (goat)
i,y/i/tea, metivi (TV)
o/ɔ/lawno (full)
ô/o/bowlcái ô (umbrella)
ơ/ə:/sirbơ (butter, avocado)
u/u/toobún (rice noodle)
ư/ɨ/ /ɯ/uh-uh (US)vt (throw away)

Đối với các nguyên âm đôi hay là nguyên âm ba, thực chất nó là sự kết hợp giữa 2 hay 3 nguyên âm với nhau. Nó khá là khó phát âm đối với người mới học tiếng Việt, dưới đây là một số nguyên âm đôi và nguyên âm ba thường sử dụng:

aiâuêuoeuaưi
ayâyiaoiưuuôi
aouâyiêuooươi
auoayiuôiuiuya
oaieooaiơiuyươu

Cách phát âm nguyên âm đôi và nguyên âm ba:

  • (ư) + (a) => (ưa). Ví dụ: mưa…
  • (ư) + (ơ) + (u) => (ươu). Ví dụ: hươu…
  • (y) + (ê) + (u) => (yêu). Ví dụ: yêu…
  • (o) + (a) + (i) => (oai). Ví dụ: xoài…
  • (u) + (ê) => (Uê). Ví dụ: Uể oải…

Xem thêm: Cách phát âm tiếng Việt

II. Phụ âm trong tiếng Việt

Phụ âm trong tiếng Việt gồm 17 chữ cái, cùng với các nguyên âm kết hợp với nhau để tạo thành một từ hoàn chỉnh. Khi kết hợp với nguyên âm, phụ âm thường đứng ở vị trí trước hoặc sau nguyên âm. Dưới đây là bảng phụ âm để mọi người tham khảo:

Phụ âm tiếng ViệtPhiên âm IPAPhiên âm giống với tiếng AnhVí dụ
b/ɓ/blue, bestba (farther), bay (fly)
đ/ɗ / day, doneđi (go), đẹp (beautiful)
d/z/zero, zoodao (knife)
gi/j/yes, jumpgiày (shoes), gió (wind)
c, k/k/come, cutcao (tall), kem (cream)
g/gh/ɣ/go, getgà (chicken)

ghế (chair)

h/h/hi, hellohên (lucky),

ho (cough)

l/l/law, lovelo (nervous)
m/m/my, mindma (ghost)
n/n/number, nono (full)
p/p/pen, pushpin (battery)
s/ʂ/she, showsò (scallop) 
x/s/so, somexa (far)
t/t/stayto (big), tim (heart)
v/v/van, veryvà (and)
r/r /run, redrau (vegetable)
kh/kʰ/ /x/loch (Northern dialect)khô (dry)
nh/ɲ/nho (grape)
ng/ŋ/singngu (stupid)
ph/f/form, funph
qu/kw/ (Northern, Central)queenquên (forget)
/w/wow
th/tʰ/thinthầy (teacher)
tr/ʈʂ/try, trendtrơn (slippy)

Phụ âm cũng giống như nguyên âm trong tiếng Việt vậy, có thể sử dụng hai phụ âm đơn để ghép thành 1 phụ âm ghép và trong tiếng Việt có 11 phụ âm ghép:

  • Ph: phở, phim, phấp phới
  • Th: thỏ, thướt tha
  • Tr: tre, trúc, trước, trên
  • Gi: gia giáo, gió
  • Ch: cha, chú, che chở
  • Nh: nhỏ nhắn, nhẹ nhàng
  • Ng: ngây ngất, ngan ngát
  • Kh: không khí, khó, khế
  • Gh: ghế, ghi, ghé, ghẹ
  • Ngh: nghề nghiệp
  • Qu: quả, quý

Tìm hiểu thêm: Học nói tiếng Việt có khó không?

III. Phân biệt phụ âm – nguyên âm trong tiếng Việt

Nguyên âm và phụ âm đều là những thành tố đứng trong cùng một bảng chữ cái tiếng Việt. Tuy nhiên, cả hai thành phần này lại có nhiều điểm khác biệt. Để học tiếng Việt dễ dàng hơn, dưới đây là cách phân biệt hai thành phần này. 

NGUYÊN ÂMPHỤ ÂM
Số lượng chữ trong bảng chữ cái tiếng Việt.12 chữ17 chữ
Cách viếtA, Ă, Â, E, Ê, I, O, Ô, Ơ, U, Ư, Y.B, C, D, Đ, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, V, X.
Vị trí trong từĐứng đầu, cuối hoặc giữa của từ hoặc có thể đứng riêng biệt.Đứng đầu hoặc đứng cuối
Cách dùngCó thể đứng riêng biệt.

Kết hợp với phụ âm để tạo thành 1 từ có nghĩa.

Phụ âm không thể phát thành tiếng, mà chỉ khi kết hợp cùng với nguyên âm mới có thể phát ra được một từ hoàn chỉnh. 

Phụ âm không thế đứng một mình.

Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn cũng hiểu thêm được về nguyên âm trong tiếng Việt là gì cũng như phân biệt được nguyên âm và phụ âm trong bảng chữ cái. Đây đều là hai thành phần rất quan trọng tạo nên âm thanh, chữ viết và sự hoàn thiện về tiếng Việt.

Các khóa học dành cho bạn:

Để biết thêm thông tin khóa học và được tư vấn miễn phí, hãy điền đầy đủ thông tin của bạn vào mục dưới nhé! Jellyfish sẽ liên hệ lại với bạn.

Jellyfish Vietnam – Hotline: 0961.275.006