ĐẠI TỪ TIẾNG VIỆT: BÍ KÍP SỬ DỤNG THÀNH THẠO

Đại từ tiếng Việt là một trong những kiến thức khó với người nước ngoài.  Nếu như không nắm được các đại từ này, bạn sẽ khó lòng nói tiếng Việt một cách tự nhiên được.

Để giúp bạn có thể hiểu và sử dụng các đại từ trong tiếng Việt, Jellyfish đã tổng hợp toàn bộ kiến thức về các đại từ thông dụng trong bài viết dưới đây, bao gồm: Các đại từ nhân xưng và các đại từ chỉ định. Hãy lấy giấy bút ghi lại để có thể ôn tập chúng thường xuyên bạn nhé!

1. Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt

Đại từ nhân xưng là những đại từ dùng để chỉ hoặc thay thế cho một danh từ để chỉ người và vật khi ta không muốn đề cập trực tiếp hoặc tránh lặp nhiều từ trong cùng 1 câu. 

Đại từ nhân xưng trong tiếng VIệt được chia làm 3 ngôi:

  • Ngôi thứ nhất: Chỉ bản thân người nói (tương đương với I, We trong tiếng Anh);
  • Ngôi thứ hai: Dùng để chỉ người đối thoại trực tiếp với bạn (tương đương với You);
  • Ngôi thứ ba: Được sử dụng để chỉ những người không tham gia vào cuộc hội thoại nhưng được nhắc đến trong cuộc hội thoại (tương đương She, He, It trong tiếng Anh).

Lưu ý: Các đại từ trong tiếng Việt được sử dụng như 1 chủ ngữ lẫn tân ngữ.

Xem thêm: Ngữ pháp tiếng Việt cơ bản

1.1. Ngôi thứ nhất (First Person – I)

Các đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất là những từ dùng để “xưng”, giống như từ “I, We” trong tiếng Anh. Tuy nhiên, tiếng Việt có  rất nhiều đại từ nhân xưng khác nhau ở ngôi thứ nhất. 

Ngôi thứ nhất

Căn cứ vào độ tuổi, giới tính cũng như mối quan hệ giữa hai người nói và người nghe để bạn có thể lựa chọn đại từ nhân xưng sao cho chính xác, phù hợp nhất. Bạn có thể tham khảo bảng một số đại từ nhân xưng thường dùng dưới đây:

Số ít Số nhiều
Tôi (lịch sự) Chúng tôi, Bọn tôi
Tao (thường dùng khi nói chuyện với những người bạn thân thiết) Chúng tao, Bọn tao, Tụi tao
Tớ, Mình (thường dùng với bạn bè bình thường) Chúng tớ, Chúng mình, Tụi mình
Tui (phương ngữ miền Nam) Bọn tui, Tụi tui
Cháu/ con (khi bạn nói chuyện với người thuộc thế hệ trước) Chúng cháu, Chúng con
Em (khi bạn nhỏ tuổi hơn người nghe một chút) Bọn em, Chúng em
Anh (khi bạn là nam và lớn tuổi hơn người nghe một chút) Bọn anh, Tụi anh
Chị (khi bạn là nữ và lớn tuổi hơn người nghe một chút) Bọn chị, Tụi chị
(Khi bạn là nữ, cùng độ tuổi với bố mẹ của người nghe) Bọn cô, Tụi cô
Chú (Khi bạn là nam, cùng độ tuổi với bố mẹ của người nghe) Bọn chú, Tụi chú

Ví dụ:

  • Cháu yêu bà (I love you): Khi bạn nói với bà của mình.
  • Anh yêu em (I love you): Khi bạn là nam, nói với người yêu của mình.

1.2. Ngôi thứ hai (Second Person – You, we)

Tương tự như ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai cũng có rất nhiều đại từ nhân xưng mà bạn có thể sử dụng sao cho phù hợp với hoàn cảnh cuộc trò chuyện diễn ra. Dưới đây là một số đại từ nhân xưng ở ngôi thứ hai hay được người bản xứ sử dụng:

Số ít Số nhiều
Cậu, Bạn (người bằng tuổi bạn) Các cậu, Các bạn
Mày (khi nói chuyện với bạn bè thân thiết) Chúng mày, Bọn mày, Tụi mày
Ông (Người cùng tuổi với ông của bạn và là nam) Các ông
(Bà của bạn hoặc người cùng tuổi bà và là nữ) Các bà
Cô, Dì (khi người đối diện là chị, em của bố mẹ hoặc người tầm tuổi bố mẹ bạn, là nữ)  Các cô, Các dì
Chú ( Em trai của bố mẹ, hoặc nam giới tầm tuổi bố mẹ bạn) Các chú
Em (khi người đối diện ít tuổi hơn bạn) Bọn em, Các em
Chị (khi người đối diện là nữ và lớn tuổi hơn bạn) Các chị, Bọn chị, Tụi chị
Anh (khi người đối diện là nam và lớn tuổi hơn bạn) Các anh, Bọn anh, Tụi anh

Ngôi thứ 2

Ví dụ:

  • Cậu cho tớ mượn cục tẩy này nhé? (Khi người nghe bằng tuổi bạn)
  • Chị chở em đi chơi nhé ạ? (Khi người nghe là nữ và lớn tuổi hơn bạn)
  • có khỏe không ạ? (Khi người đó là nữ, tầm tuổi bố mẹ bạn).

1.3. Ngôi thứ ba (Third Person – She, He, They, Her,…)

Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba được sử dụng để chỉ những người không tham gia giao tiếp nhưng được nhắc đến trong cuộc giao tiếp. Dưới đây là các đại từ tiếng Việt ngôi thứ ba được sử dụng nhiều trong các cuộc giao tiếp:

Số ít Số nhiều
Anh ấy, Anh kia (Khi người được nhắc đến là nam và lớn tuổi hơn bạn) Các anh ấy, Các anh kia
Cô ấy, Cô kia (Khi người được nhắc đến là nữ) Các cô ấy, Các cô kia
Chú ấy, Chú kia (Khi người được nhắc đến là nam và bằng tuổi với bố bạn) Các chú ấy, Các chú kia
Ông ấy, Ông kia (Khi người được nhắc đến là nam và bằng tuổi với ông bạn) Các ông ấy, Các ông kia
Bà ấy, Bà kia (Khi người được nhắc đến là nữ và bằng tuổi với bà bạn) Các bà ấy, Các bà kia
Chị ấy, Chị kia (Khi người được nhắc đến là nữ và lớn tuổi hơn bạn) Các chị ấy, Các chị kia
(Khi người được nhắc đến không cụ thể giới tính, độ tuổi) Họ, Bọn họ, Bọn nó, Chúng nó

Cũng như ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai, các đại từ nhân xưng ở ngôi thứ ba cũng có thể sử dụng như một chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu.

Ví dụ:

  • Tôi yêu cô ấy. Cô ấy rất xinh đẹp và tốt bụng.
  • Tôi ghét . rất xấu tính.

Xem thêm: Các thanh điệu trong tiếng Việt

2. Đại từ chỉ định trong tiếng Việt

Đại từ chỉ định tiếng Việt là đại từ được sử dụng nhằm mục đích thay thế cho một danh từ mà có thể hiểu được từ ngữ cảnh của câu nói. Thông thường, đại từ chỉ định luôn đứng trước danh từ để làm cho chúng cụ thể hơn. Hãy tìm hiểu kĩ hơn về chúng ở phần tiếp theo nhé.

2.1. Đây/ Này (This/ These)

“Đây/ Này” là các đại từ chỉ định được sử dụng để chỉ các sự vật ở gần người nói hoặc cả người nói và người nghe.

Các đại từ chỉ định này được sử dụng như từ “This” trong tiếng Anh nhằm bổ nghĩa cho một người hoặc một vật ta có cấu trúc như sau: 

  • Đây là + danh từ (This is + noun)
  • Danh từ + này (This noun)

đại từ chỉ định - this/these

Ví dụ: 

  • Đây con mèo của tôi (This is my cat)
  • Quyển sách này là của chị tôi (This book belongs to me)

Đối với các danh từ số nhiều, đại từ chỉ định được sử dụng như từ “These” trong tiếng Anh, bạn có thể áp dụng cấu trúc như sau: 

  • Đây là những + danh từ số nhiều (These are + plural noun)
  • Những + danh từ số nhiều (These + plural noun)

Ví dụ:

  • Đây là những quả cam mẹ tôi vừa mua (These are the oranges my mom bought)
  • Những con chó này là của cô ấy (These dogs belong to her)

2.2. Đấy/ Đó/ Kia (That/ Those)

Người Việt thường sử dụng 3 đại từ chỉ định trên để chỉ các sự vật ở khoảng cách xa so với người nói hoặc cả người nói và người nghe.

Nếu là danh từ số ít, người bản xứ thường sử dụng các đại từ chỉ định như từ “That” trong tiếng Anh với câu trúc:

  • Đấy/ Đó/ Kia là + danh từ (That is + noun)
  • Danh từ + đấy/ đó/ kia (That noun)

Đại từ chỉ định - That/those

Ví dụ:

  • Đó là quả bóng rổ của em trai tôi (That is my brother’s basketball ball)
  • Ngôi nhà kia là nhà của ông bà tôi (That house is my grandparents’)

Nếu là danh từ số nhiều, khi đó đại từ chỉ định tiếng Việt có công dụng như từ “Those” trong tiếng Anh, bạn có thể áp dụng cấu trúc:

  • Đấy/ Đó/ Kia là những + danh từ số nhiều (Those are + plural noun)
  • Danh từ số nhiều + đấy/ đó/ kia là (Those + plural noun)

Ví dụ:

  • Đó là những đồ chơi mà con tôi rất thích (Those are the toys that my daughter loves)
  • Những học sinh kia là học sinh cấp 2 (Those students are secondary school students)

Tìm hiểu thêm: 

Bài viết trên đây đã tổng hợp các kiến thức, lưu ý quan trọng nhất về đại từ trong tiếng Việt. Để có thể giao tiếp với người Việt dễ dàng hơn thì việc ghi nhớ các đại từ là việc cần thiết bạn cần làm. Mặc dù đây là một phần tương đối khó trong ngữ pháp tiếng Việt nhưng nếu bạn chăm chỉ luyện tập hàng ngày thì chắc chắn bạn có thể sử dụng một cách thuần thục. 

>> Tham khảo khóa học Tiếng Việt tại Jellyfish Education TẠI ĐÂY


Jellyfish Education Vietnam – Hotline: 0961.106.466

Để biết thêm thông tin khóa học và được tư vấn miễn phí, hãy điền đầy đủ thông tin của bạn vào mục dưới nhé! Jellyfish sẽ liên hệ lại với bạn.

Call Now Button