NGƯỜI NƯỚC NGOÀI HỌC NÓI TIẾNG VIỆT NHƯ THẾ NÀO?

Bạn là người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam? Bạn muốn sinh sống lâu dài tại Việt Nam và muốn nói tiếng Việt hằng ngày như người bản xứ. Dưới đây là tổng hợp những khó khăn và lợi thế khi học tiếng Việt cũng như 6 lưu ý giúp bạn có thể nói tiếng Việt như người bản xứ. Hãy theo dõi nhé!

1. Học nói tiếng Việt như có khó không?

Người Việt Nam thường ví von “Phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam” ý nói tiếng Việt rất khó, đặc biệt là để nói và hiểu tiếng Việt như 1 người bản xứ. Điều này khiến nhiều người nước ngoài thường e ngại khi quyết định học tiếng Việt.

học nói tiếng Việt có khó không

Tuy nhiên, thực tế, tiếng Việt không quá khó như nhiều người tưởng tượng. Bên cạnh những khó khăn khi phát âm và giao tiếp, tiếng Việt cũng có những lợi thế dễ học hơn các ngôn ngữ khác.

1.1. Những khó khăn khi học nói tiếng Việt

Để nghe hiểu và nói tiếng Việt một cách trôi chảy bạn sẽ phải vượt qua 3 khó khăn dưới đây:

1.1.1. Tiếng Việt có nhiều thanh điệu – Khó khăn khi nói tiếng Việt

Trong khi các ngôn ngữ khác hầu như không có thanh điệu thì tiếng Việt có đến 6 thanh điệu. Mỗi thanh điệu trong tiếng Việt sẽ tương đương với 1 dấu thanh, trong đó 1 thanh điệu là thanh ngang, không dấu. 5 dấu thanh trong tiếng Việt sẽ bao gồm:

  • Dấu sắc: (´) . Ví dụ: Á, Ó, Ố, Ú, Ứ, Ý, Í,…., Cá, Có, Cú,….
  • Dấu huyền: (`) . Ví dụ: À, Ò, Ồ, Ù, Ừ, Ì,…, Cà, Cò, Cù,…
  • Dấu hỏi (?). Ví dụ: Ả, Ỏ, Ổ, Ủ, Ử, Ỷ, Ỉ,…, Cả, Cỏ, Củ,…
  • Dấu ngã (~). Ví dụ: Ã, Õ, Ỗ, Ũ, Ữ, Ỹ, Ĩ,…, Cỗ, Cũ, Kỹ,…
  • Dấu nặng (.). Ví dụ: Ạ, Ọ, Ộ, Ụ, Ự, Ị,…, Dạ, Cọ, Cộ, Cụ, Kị,…

6 thanh điệu trong tiếng Việt

Cùng 1 chữ, chỉ cần khác nhau về dấu thanh, nghĩa sẽ hoàn toàn thay đổi:

Ví dụ:

  • Ca (Thanh ngang): Có nghĩa là hát hoặc cái cốc nhựa trong tiếng Việt
  • Cá (Dấu sắc): Có nghĩa là con cá
  • Cà (Dấu huyền): Quả Cà

Thêm vào đó, không phải các từ đều phù hợp với mọi dấu (Ví dụ: Từ “But” chỉ có thể ghép với dấu nặng và dấu sắc, không thể ghép với 3 dấu còn lại). Đây là một trong những khó khăn lớn nhất khi người nước ngoài mới luyện nói tiếng Việt. 

1.1.2. Tiếng Việt có nhiều đại từ xưng hô

Trong tiếng Việt có rất nhiều đại từ xưng hô. Cách sử dụng đại từ xưng hô trong tiếng Việt sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, mối quan hệ giữa người nói và người người nghe.

Một số đại từ xưng hô trong tiếng Việt có thể kể đến như:

  • Chị: Dùng để gọi người lớn hơn mình một chút và là nữ. Trong trường hợp này, người nói sẽ xưng là “Em”.
  • Anh: Dùng để gọi người lớn hơn mình một chút và là nam. Trong trường hợp này, người nói sẽ xưng là “Em”.
  • Em: dùng để gọi người nhỏ hơn mình một chút, hoặc dùng để gọi em họ, em ruột của mình. Trong trường hợp này, người nói sẽ xưng là “Anh” hoặc “Chị”.
  • Cô/chú/bác: “Cô” dùng để gọi người ít tuổi hơn bố mẹ bạn một chút và là nữ. “Chú” dùng để gọi người ít tuổi bố mẹ bạn và là nam. “Bác” dùng để gọi người lớn tuổi hơn bố mẹ bạn một chút. Trong trường hợp này, bạn sẽ xưng là “cháu”.

Ngoài ra, một số từ cũng rất phổ biến như: Ông/Bà, Con, Tôi, Tớ, Bạn, Mày, Tao,…

1.1.3. Tiếng Việt có tới 3 phương ngữ cơ bản

Tiếng Việt có đến 3 phương ngữ khác nhau theo 3 miền: Bắc – Trung – Nam. Sự khác biệt trong phát âm của ba miền nhiều khi sẽ khiến bạn bối rối và không thể nghe hiểu họ đang nói gì. Dưới đây là một số sự khác biệt nổi bật nhất khi nói tiếng Việt giữa 3 miền.

Tiếng Việt có ít nhất 3 phương ngữ
Tiếng Việt có ít nhất 3 phương ngữ theo 3 miền: Bắc – Trung – Nam
  • Miền Bắc: Người miền Bắc là có phát âm chuẩn nhất theo tiếng Việt phổ thông. Tuy nhiên hầu hết người miền Bắc khi phát âm sẽ không phân biệt “s” với “x”; “r” với “d” và “ch” với “tr”.

Ví dụ: bức (tranh) => “chanh”; con (sâu) => “xâu”;…

  • Miền Trung: Người miền Trung thường nói lẫn lộ giữa dấu hỏi và dấu ngã

Ví dụ: Lên (xã) => Lên “xả”; nước (lã) => “lả”,…

Các nguyên âm đôi bị đơn hóa: Ví dụ: (ương) => “ưng” (Bướng) => “Bứng”.

  • Miền Nam: Người miền Nam có thói quen bỏ qua âm đệm khi nói.

Ví dụ: (Luật) => “Lục”, (Toàn) => Tàu,…

Âm “iêu” hay “yêu” thường được phát âm thành “iu”: Ví dụ: Không (Hiểu) => Không “Hỉu”,..

Bên cạnh sự khác biệt về phát âm, người dân ở các địa phương cũng thường dùng các từ ngữ khác nhau để chỉ một vật, một việc giống nhau. 

Ví dụ: Từ “Quả dứa” – Người miền Nam gọi là “Trái Thơm”, một số nơi ở miền Trung gọi là “Trái Khóm” hoặc “Trái Gai”.

Tuy nhiên các từ như vậy không nhiều nên bạn không cần quá lo lắng.

1.2. Lợi thế khi học nói tiếng Việt so với ngôn ngữ khác

Bên cạnh những khó khăn kể trên, khi học nói tiếng Việt cũng có những lợi thế so với các ngôn ngữ khác, chứ không quá khó như tưởng tượng của nhiều người.

lợi thế khi học nói tiếng Việt so với ngôn ngữ khác

1.2.1. Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết

Khác với tiếng Anh, tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết, mỗi từ trong ngôn ngữ này chỉ có 1 âm tiết vì vậy sẽ dễ nhớ và dễ nói hơn.

Ví dụ: Từ “Happy” trong tiếng Anh có đến 2 âm tiết. Nhưng trong tiếng Việt tất cả các từ đều chỉ có 1 âm tiết. ( Có, Cá, Cà, Cả, Bà,…)

Bên cạnh đó, các từ cũng có thể ghép với nhau 1 cách đơn giản đê thành từ có nghĩa:

Xe + Máy => Xe máy/Motorbike

Xe + Ô tô => Xe ô tô/Car

Xe + Đạp => Xe đạp/Bike

1.2.2. Ngữ pháp tiếng Việt khá đơn giản

Ngữ pháp tiếng Anh được chia làm rất nhiều thì, nhiều loại câu với rất nhiều quy tắc, nhưng tiếng Việt không như vậy. Ngữ pháp tiếng Việt khá đơn giản, chủ yếu khi nói tiếng Việt bạn chỉ cần ghép các từ lại với nhau.

  • Tiếng Việt không có giống đực và giống cái:

Tiếng Pháp, tiếng Đức và nhiều ngôn ngữ khác thường chia chủ ngữ, động từ theo giới tính, nhưng tiếng Việt thì không. Sẽ không có khái niệm giống đực, giống cái nào cho các từ vựng, bạn chỉ cần ghi nhớ mỗi từ mà không cần thiết phải học thuộc lòng thêm gì.

  • Tiếng Việt không có mạo từ “a” “an” “the”

Tiếng Anh có 3 mạo từ “a”, “an”, “the” và nhiều quy tắc phức tạp kèm theo mà không phải ai cũng nhớ và sử dụng đúng 100%. Tuy nhiên, tiếng Việt thì hoàn toàn không có mạo từ, bạn có thể nói tiếng Việt một cách tự nhiên mà không cần nhớ quy tắc nào.

  • Tiếng Việt không có số nhiều

Trong tiếng Anh, khi muốn nói cái gì đó ở số nhiều, sẽ phải thêm “s” hoặc “es” nhưng tiếng Việt thì không.

Ví dụ: (House) số nhiều sẽ là “Houses”. Nhưng tiếng Việt (Ngôi Nhà) số nhiều vẫn là “Ngôi nhà”

  • Tiếng Việt không có nhiều thì và không có các dạng khác nhau của động từ

Ví dụ: Nếu như trong tiếng Anh, từ “Speak” sẽ có các dạng khác nhau của động từ như “Speaks”, “Spoken”, “Speaking”, “Spoke” thì trong tiếng Việt từ (Nói) – Speak luôn luôn là “Nói” trong mọi trường hợp.

Từ những ví dụ trên, bạn có thể thấy học nói tiếng Việt không hề khó như nhiều người vẫn lầm tưởng.

2. 6 Lưu ý giúp bạn nói tiếng Việt như người bản xứ

Dưới đây là những lưu ý vàng giúp bạn có thể luyện tập và nói tiếng Việt một cách tự nhiên như người bản xứ:

2.1. Đừng sợ nói sai, hãy thường xuyên nói tiếng Việt

Khi học một ngôn ngữ mới, nhiều người thường sợ nói sai nên rất ngại nói và giao tiếp bằng ngôn ngữ đó. Tuy nhiên nếu không nói thì sẽ không bao giờ tiến bộ vì không nói sẽ không biết mình sai ở đâu để sửa.

Vì vậy, bạn đừng ngại nói mà hãy thường xuyên nói tiếng Việt. Không người Việt Nam nào sẽ chê cười bạn đâu mà họ sẽ vui vẻ sửa phát âm cho bạn.

2.2. Trò chuyện nhiều hơn với người bản xứ

Hãy giao tiếp thường xuyên với người bản xứ, càng nhiều càng tốt. Vì:

  • Người bản xứ có thể sửa phát âm chính xác cho bạn
  • Giao tiếp thường xuyên với người Việt Nam giúp phản xạ tiếng Việt của bạn tốt hơn.
  • Giúp nâng cao vốn tiếng Việt và cách sử dụng từ trong tiếng Việt. Đồng thời khi thường xuyên giao tiếp bạn cũng sẽ học được nhiều từ lóng, các câu thành ngữ, câu nói vui mà người Việt hay dùng.

2.3. Học nói tiếng Việt theo các chủ đề giao tiếp

Thay vì học nhiều thứ cùng một lúc, hãy học nói tiếng tiếng Việt theo từng chủ đề 1 và luyện tập thật nhiều lần. Một số chủ đề luyện nói tiếng Việt hữu ích nhất cho người mới học có thể kể đến như:

  • Các câu chào hỏi trong tiếng Việt
  • Cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt
  • Cách hỏi giá cả trong tiếng Việt
  • Cách hỏi đường trong tiếng Việt

2.4. Áp dụng phương pháp Shadowing để luyện nghe và phát âm

Phương pháp Shadowing là phương pháp được áp dụng rất phổ biến khi học một ngôn ngữ mới. Phương pháp này sẽ giúp bạn cải thiện khả năng nghe – nói tiếng Việt rất hiệu quả và giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếng với người bản xứ.

Hiểu đơn giản, phương pháp này được áp dụng như sau:

B1: Tìm tư liệu nghe (đoạn phim ngắn, bản tin ngắn,…) Có phụ đề tiếng Việt thì càng tốt.

B2: Nghe và nói lại từng câu sao cho thật giống trong đoạn tư liệu. Lặp đi lặp lại nhiều lần.

B3: Nghe 2 – 3 câu 1 lúc và lặp lại cho đến khi nói trôi chảy, tự nhiên.

2.5. Học nói tiếng Việt với phương ngữ nơi bạn sinh sống

Có rất nhiều người nước ngoài, học tiếng Việt phổ thông trên App hoặc với bài học online và khi giao tiếp bên ngoài lại không hiểu gì do bất đồng về phương ngữ.

Vì vậy, trong quá trình học tiếng Việt, hãy tìm hiểu về phương ngữ, cách phát âm tiếng Việt của 3 miền. Nếu bạn có dự định học tập và sinh sống lâu dài trong thành phố Hồ Chí Minh, hãy tìm một giáo viên người Nam và luyện nói tiếng Việt theo cách phát âm của người miền Nam.

2.6. Đừng tự học tiếng Việt!

Tiếng Việt không quá khó nhưng tự học tiếng Việt thì rất khó và gần như là không thể. Để tránh những nhầm lẫn cơ bản hoặc hiểu sai ngay từ bạn đầu, bạn hãy tìm học tiếng Việt tại các trung tâm dạy tiếng Việt uy tín hoặc học với các giáo viên bản xứ có kinh nghiệm.

Không nên tự học qua App hoặc học qua các bài học online được thu sẵn vì sẽ không thể trao đổi với giáo viên, giáo viên cũng không thể sửa phát âm khi bạn nói chưa đúng.

Tham khảo ngay các khóa học tiếng Việt tại Jellyfish:

Trên đây là 6 lưu ý giúp bạn học nói tiếng Việt như người bản xứ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.


Để biết thêm thông tin khóa học và được tư vấn miễn phí, hãy điền đầy đủ thông tin của bạn vào mục dưới nhé! Jellyfish sẽ liên hệ lại với bạn.

Jellyfish Vietnam – Hotline: 0961.275.006