Trong các cuộc hội thoại của người Việt, đặc biệt là khi mới làm quen với nhau, người Việt thường hỏi về nghề nghiệp của đối phương như một cách khiến họ trở nên thân thiết hơn. Vậy liệu bạn đã biết cách hỏi và đáp nghề nghiệp trong tiếng Việt hay chưa? Hãy sẵn sàng khám phá cùng Jellyfish ngay trong bài viết này nhé!
I. Cách hỏi nghề nghiệp trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt, có rất nhiều cách đề hỏi về nghề nghiệp của đối phương, nó chủ yếu phụ thuộc vào tuổi tác hoặc vai vế của đối phương so với người nói để thay đổi đại từ sao cho phù hợp. Dưới đây là một số mẫu câu hỏi hay được sử dụng bạn có thể tham khảo:
- Bạn làm gì? (What do you do?)
- Bạn/ Anh/ Chị/ Em đang làm công việc gì thế? (What job are you doing?)
- Công việc của bạn/ anh/ chị/ em là gì? (What is your job?)
- Bạn/ Anh/ Chị/ Em đang làm ở đâu thế? (Where do you work?)
- Trước đây bạn/ anh/ chị/ em đã từng làm gì? (What did you do previously?)
II. Cách trả lời khi được hỏi về nghề nghiệp trong tiếng Việt
Tương tự như phần 1, người Việt cũng sẽ có rất nhiều cách để đáp lại khi được người khác hỏi về nghề nghiệp của bản thân mình. Bạn có thể tham khảo một số mẫu câu trả lời như sau:
– Mình là… (I am…)
Ví dụ: Mình là giáo viên (I am a teacher)
– Mình làm về… (I work in…)
Ví dụ: Mình làm về Công nghệ thông tin (I work in Information Technology)
– Mình làm ở… (I work at…)
Ví dụ: Mình làm ở bệnh viện (I work at hospital)
– Mình làm cho… (I work for…)
Ví dụ: Mình làm cho Vingroup (I work for Vingroup)
Xem thêm: Người nước ngoài học tiếng Việt – Tại sao không?
III. Các nghề nghiệp phổ biến trong tiếng Việt
Jellyfish đã tổng hợp đa số các nghề nghiệp trong tiếng Việt để bạn có thể hình dung rõ hơn. Các nghề nghiệp sẽ được sắp xếp theo lĩnh vực để các bạn có thể dễ dàng tham khảo. Bạn không cần bắt buộc phải ghi nhớ tất cả, nhưng tất nhiên bạn nhớ càng nhiều, quá trình học tiếng Việt, giao tiếp với người Việt của bạn càng trở nên dễ dàng hơn.
3.1. Nghề nghiệp liên quan đến dịch vụ
Tiếng Việt | Tiếng Anh |
---|---|
Đầu bếp | Chef |
Tài xế | Driver |
Tiếp viên hàng không | Flight attendant |
Huấn luyện viên thể dục | Fitness trainer |
Thợ cắt tóc | Hairdresser |
Người giúp việc | Domestic worker |
Lễ tân | Receptionist |
Bảo vệ | Security guard |
Nhân viên | Staff |
Nhân viên chăm sóc khách hàng | Customer service staff |
Nhân viên giao hàng | Delivery person |
Hướng dẫn viên | Tour guide |
Nhân viên phục vụ nam | Waiter |
Nhân viên phục vụ nữ | Waitress |
Xem thêm: Cách phát âm tiếng Việt
3.2. Nghề nghiệp kinh doanh và văn phòng
Tiếng Việt | Tiếng Anh |
Kế toán | Accountant |
Kiểm toán | Auditor |
Nhân viên ngân hàng | Bank clerk |
Doanh nhân | Business person |
Nhân viên môi giới | Broker |
Thu ngân | Cashier |
Chủ tịch | Chairperson |
Giám đốc | Manager |
Nhân viên văn phòng | Office worker |
Quản lý dự án | Project manager |
Nhân viên bán hàng | Salesperson |
Nhân viên bất động sản | Real estate agent |
Thư ký | Secretary |
Xem thêm: Cách nói ngày – tháng – năm trong tiếng Việt
3.3. Nghề nghiệp liên quan đến sức khỏe
Tiếng Việt | Tiếng Anh |
Nha sĩ | Dentist |
Bác sĩ | Doctor |
Y tá | Nurse |
Chuyên gia dinh dưỡng | Nutritionist |
Dược sĩ | Pharmacist |
3.4. Nghề nghiệp liên quan đến nghệ thuật, giải trí
Tiếng Việt | Tiếng Anh |
Diễn viên | Actor/ Actress |
Nghệ sĩ | Artist |
Tác giả | Author |
Vũ công | Dancer |
Nhà thiết kế | Designer |
Nhà soạn nhạc | Music composer |
Nhạc công | Musician |
Đạo diễn phim | Movie director |
Nhiếp ảnh gia | Photographer |
Ca sĩ | Singer |
Nhà văn | Writer |
Nhà sản xuất | Producer |
Xem thêm: Các loài hoa trong tiếng Việt
3.5. Nghề nghiệp liên quan đến giáo dụcnghê
Tiếng Việt | Tiếng Anh |
Giáo viên | Teacher |
Học sinh | Student |
Sinh viên | College student |
Giảng viên | Lecturer |
Giáo sư | Professor |
Hiệu trưởng | Principal |
3.6. Nghề nghiệp liên quan đến chính phủ
Tiếng Việt | Tiếng Anh |
Luật sư | Lawyer |
Quân nhân | Military personnel |
Công an/ Cảnh sát | Policer |
Chính trị gia | Politician |
Nhân viên chính phủ | Government worker |
Như vậy, trong bài viết hôm nay, Jellyfish đã tổng hợp các thông tin cơ bản và dễ hiểu nhất về nghề nghiệp trong tiếng Việt. Trong quá trình học tiếng Việt của bạn, chúng tôi tin rằng những từ vựng này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc học và giao tiếp với người bản xứ. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể nhớ một số chức danh công việc tiếng Việt và có cho mình một số hiểu biết về môi trường làm việc ở Việt Nam từ bài viết này.
Nếu như bạn đang tìm một khóa học tiếng Việt toàn diện, giúp bạn giao tiếp với người bản xứ một cách tự nhiên và hiểu hơn về văn hóa Việt Nam. Hãy tham khảo ngay các khóa học đặc biệt tại Jellyfish:
Jellyfish Vietnam – Hotline: 0961.106.466
Để biết thêm thông tin khóa học và được tư vấn miễn phí, hãy điền đầy đủ thông tin của bạn vào mục dưới nhé! Jellyfish sẽ liên hệ lại với bạn.