Tết Nguyên đán – được biết đến như là lễ hội quan trọng nhất trong năm đối với hầu hết các nước châu Á, là dịp mọi người trong gia đình sum vầy với nhau cũng như đón chào một năm mới. Vậy liệu bạn đã biết tại Việt Nam, Tết Nguyên đán sẽ như thế nào, sẽ có những gì vào dịp này hay chưa? Hãy cùng khám phá ngay cùng Jellyfish với bài viết hôm nay nhé!
1. Từ vựng về Tết Nguyên đán
Thế là lại một cái Tết nữa đang cận kề tới rồi các bạn ơi! Trong không khí rộn ràng của những ngày cuối năm này, hãy cùng Jellyfish thu thập thêm từ mới siêu bổ ích trong dịp Tết ngay thôi!
Tiếng Việt | Tiếng Anh |
Tất niên | Before New Year’s Eve |
Lịch âm lịch | Lunar calendar |
Tết Nguyên đán | Lunar new year |
Giao thừa | New Year’s Eve |
Hoa mai | Apricot blossom |
Hoa đào | Peach blossom |
Cây quất | Kumquat tree |
Bánh chưng | Chung cake/ Sticky square cake |
Dưa hành | Pickled onion |
Đoàn tụ gia đình | Family reunion |
Mâm ngũ quả | Five-fruit trait |
Người xông đất | First caller |
Lì xì | Lucky money |
Điều cấm kỵ | Taboo |
Xem thêm: Tên các con vật bằng tiếng Việt
2. Chúc Tết trong tiếng Việt như thế nào mới đúng?
Trong những ngày Tết, người Việt thường gửi đến nhau những lời chúc tốt đẹp nhất về sức khỏe, sự nghiệp, tài của. Đây cũng chính là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt mà được gìn giữ từ đời này qua đời khác.
2.1. Những câu chúc phổ biến trong dịp Tết tại Việt Nam
Những ngày Tết, các thành viên trong gia đình, họ hàng hay những người bạn thân thiết đều sẽ trao đến nhau những lời chúc sức khỏe, sự giàu có, hạnh phúc và may mắn. Câu chúc hay được sử dụng nhất là “Happy new year” trong tiếng Việt đơn giản là “Chúc mừng năm mới”. Ngoài ra, người Việt hay sử dụng những câu chúc dưới đây, bạn có thể tham khảo như sau:
- Vạn sự như ý: Mọi thứ trong năm mới sẽ diễn ra suôn sẻ, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
- An khang thịnh vượng: Cầu chúc bình an, khỏe mạnh, thăng tiến, giàu có
- Công thành danh toại: Chúc cho sự nghiệp luôn luôn thuận lợi như những gì mong muốn
- Phát tài phát lộc: Chúc ai đó sẽ giàu có và thịnh vượng trong năm mới
- Tiền vô như nước: Tiền bạc, của cải lúc nào cũng rủng rỉnh, đầy đủ
- Dồi dào sức khỏe: Chúc cho ai đó luôn luôn mạnh khỏe, không bệnh tật, ốm đau
- Sống lâu trăm tuổi: Câu này thường chúc cho người già, chúc họ sống lâu, sống thọ.
- Hay ăn chóng lớn: Chúc cho các em nhỏ ăn uống đầy đủ, lớn nhanh
2.2. Cách chúc mừng năm mới trong tiếng Việt
Với những câu chúc ở phần 3, bạn có thể dễ dàng gửi những lời chúc này tới một ai đó một cách dễ dàng với cấu trúc dưới đây:
Năm mới + chúc + đại từ nhân xưng/ vai vế/ tên riêng + lời chúc
Ví dụ:
- Năm mới chúc anh/ chị vạn sự như ý, phát tài phát lộc (Wishing you all the best in the new year, prosperity and fortune).
- Năm mới con chúc bố mẹ, ông bà sức khỏe dồi dào, tiền vô như nước New year, wish my parents and grandparents good health, money comes like water).
Xem thêm: Những câu giao tiếp thông dụng trong tiếng Việt
3. Những món ăn phổ biến trong dịp Tết tại Việt Nam
Tại Việt Nam, có rất nhiều món ăn mà chỉ cần nhắc đến tên là mọi người sẽ ngay lập tức nghĩ đến Tết. Tất nhiên không phải vì nguyên liệu khó kiếm hay đắt đỏ mà chỉ vì những món ăn đó khi được ăn vào dịp Tết sẽ mang đến một cảm giác trọn vẹn nhất. Dưới đây là tên một số món ăn phổ biến mỗi khi Tết đến xuân về, bạn xem thử nhé:
3.1. Bánh chưng
Bánh chưng được coi là món ăn quan trọng nhất đối với mỗi gia đình Việt mỗi dịp Tết đến. Ba nguyên liệu chính để tạo nên chiếc bánh chưng đó là gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn. Bánh chưng được gói bằng lá dong hoặc lá chuối – dễ tìm ở Việt Nam cũng như giúp cho bánh chưng có màu xanh đẹp mắt. Một điểm cộng cho bánh chưng là loại bánh này có thể dễ dàng bảo quản trong một khoảng thời gian dài trong thời tiết mùa đông Việt Nam.
3.2. Thịt kho hột vịt (Braised Pork Belly with Duck Egg)
Món ăn này phổ biến ở miền Nam hơn là miền Bắc, nhưng tất nhiên nó vẫn được coi là món ăn biểu tượng của Tết Nguyên đán Việt Nam. Với 2 nguyên liệu chính là thịt ba chỉ và trứng được nấu với nước cốt dừa và nước mắm cho đến khi thịt mềm và thấm đều, tất cả đã tạo nên một hương vị thơm ngon, khó cưỡng khiến ai cũng muốn ăn.
3.3. Mứt (Jams)
Mứt không phải là món mặn được thưởng thức trong mỗi bữa ăn, mà nó giống như thức quà để đãi khách mỗi khi họ đến nhà trong dịp đặc biệt như thế này. Mứt rất đa dạng về mặt nguyên liệu nên cũng có rất nhiều hương vị mứt được bày bán vào dịp Tết. Phổ biến nhất phải kể đến mứt gừng, mứt cà rốt, mứt dừa, mứt bí, mứt hạt sen,…
3.4. Xôi (Sticky rice)
Xôi cũng là một phần không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết bên cạnh Bánh chưng. Có rất nhiều loại xôi được người Việt yêu thích, lựa chọn trong ngày Tết như xôi gấc, xôi lạc, xôi đỗ xanh. Trong số các loại này, xôi gấc được nhiều người yêu thích nhất bởi màu đỏ – tượng trưng cho sự may mắn, thành đạt trong quan niệm của người Việt.
3.5. Nem rán (Fried spring rolls)
Nem rán được xem là món ăn bình dân nhưng cầu kỳ nhất bởi món ăn này cần nhiều nguyên liệu trong đó. Nem rán truyền thống sẽ bao gồm miến, mộc nhĩ, cà rốt, thịt lợn, giá đỗ xanh và có thể thay đổi nguyên liệu tùy theo khẩu vị của mỗi gia đình. Nem rán được cuốn bằng bánh tráng và chiên trong chảo ngập dầu khiến món ăn này hấp dẫn hơn bao giờ hết.
3.6. Gà luộc (Boil chicken)
Trong quan niệm của người Việt, con gà mang đến niềm may mắn, sự khởi đầu thuận lợi cho một năm mới. Gà luộc thường là những con gà tươi ngon, được làm sạch rồi sau đó cho vào nồi luộc cùng với một số gia vị như hoa tiêu, hoa hồi, gừng. Gà luộc được thưởng thức cùng muối tiêu chanh để tăng thêm hương vị cho món ăn.
Xem thêm: Các món ăn trong tiếng Việt
4. Những phong tục truyền thống trong dịp Tết ở Việt Nam
Người Việt từ xưa đến nay đều có quan niệm rằng “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, chính vì thế dù trải qua bao nhiêu thế hệ, người Việt vẫn giữ những phong tục truyền thống giống như một hình thức mong cầu cho một năm mới hạnh phúc và tràn ngập may mắn. Dưới đây là một số phong tục lâu đời trong dịp Tết mà hiện nay vẫn giữ nguyên nét giá trị vốn có của nó:
4.1. Tặng lì xì
Phong tục này được gọi là “mừng tuổi”. Có lẽ đây là phong tục được các em nhỏ yêu thích nhất mỗi dịp Tết nguyên đán. Trẻ em sẽ được nhận những bao lì xì màu đỏ chứa tiền từ những người lớn trong nhà. Những bao lì xì này tượng trưng cho sự may mắn mà người trao muốn gửi gắm tới người nhận. Trẻ con trước khi nhận bao lì xì sẽ chúc Tết người lớn như một lời cảm ơn tới họ.
4.2. Xông đất
Vì người Việt Nam tin rằng vị khách đầu tiên mà một gia đình tiếp đón trong năm sẽ quyết định vận may của cả năm, nên người đầu tiên tới thăm gia đình trong dịp Tết sẽ được chủ nhà nhờ tới để vận may của cả gia đình luôn tốt trong cả một năm. Hành động này được gọi là xông đất hoặc xông nhà, đây là một nghi lễ quan trọng của bất kỳ gia đình nào trong dịp Tết nguyên đán.
Thông thường, một người tính tình đôn hậu, đạo đức, thành đạt sẽ là điềm may cho gia chủ và được mời vào nhà đầu tiên
4.3. Dọn dẹp nhà cửa
Vào những ngày cận Tết, các gia đình Việt đều có thói quen dọn dẹp nhà cửa, hành động này giống như dọn dẹp hết những điều không tốt, không may mắn của năm cũ và trang hoàng nhà cửa để đón những điều may mắn hơn của năm mới.
4.4. Cúng tất niên
Bữa cơm tất niên thường là bữa cơm vào chiều 30 tết khi mọi công việc đều đã được hoàn thành. Lúc này, mọi gia đình Việt đều sẽ chuẩn bị một mâm cơm để cúng tổ tiên sau đó cả gia đình đoàn tụ quây quần bên mâm cơm. Mâm cơm tất niên cũng có những món ăn quen thuộc của ngày Tết như bánh chưng, gà luộc, nem rán,..
4.5. Trang trí nhà cửa
Vào dịp Tết, mỗi nhà sẽ trang hoàng nhà cửa với hoa mai (miền Nam và miền Trung) và hoa đào (miền Bắc). Ngoài 2 loài hoa này, cây quất cũng là một loài cây phổ biến được mọi người dùng để trang trí nhà cửa vào những ngày đón năm mới. Những loài cây có màu vàng, hồng, cam rực rỡ tượng trưng cho sự trù phú, bội thu mà gia đình mong muốn trong một năm tới.
Một năm 2022 sắp qua và 2023 đã cận kề, liệu một năm vừa rồi, trong hành trình học tiếng Việt của bạn, bạn đã học được nhiều kiến thức thú vị, bổ ích về tiếng Việt chứ? Nếu năm nay hoặc tương lai bạn có cơ hội ăn Tết Nguyên đán tại Việt Nam, vậy thì đừng quên bài viết hôm nay của chúng mình để có một cái Tết thật trọn vẹn, thật “Việt Nam” nhé!
Nếu như bạn đang tìm một khóa học tiếng Việt toàn diện, giúp bạn giao tiếp với người bản xứ một cách tự nhiên và hiểu hơn về văn hóa Việt Nam. Hãy tham khảo ngay các khóa học đặc biệt tại Jellyfish:
Jellyfish Vietnam – Hotline: 0961.106.466
Để biết thêm thông tin khóa học và được tư vấn miễn phí, hãy điền đầy đủ thông tin của bạn vào mục dưới nhé! Jellyfish sẽ liên hệ lại với bạn.