Giới thiệu bản thân là một trong những chủ đề giao tiếp thông dụng và cơ bản nhất khi học bất kỳ ngôn ngữ nào. Vậy làm sao để giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt? Hãy tham khảo ngay những hướng dẫn chi tiết dưới đây nhé!
- 1. Lưu ý về cách xưng hô trong tiếng Việt
- 2. Các mẫu câu giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt
- 2.1. Chào hỏi và giới thiệu tên bằng tiếng Việt
- 2.2. Cách hỏi và giới thiệu tuổi – “How old are you?” in Vietnamese
- 2.3. Giới thiệu về quốc tịch và nơi ở hiện tại – cách giới thiệu bản thân bằng tiếng việt
- 2.4. Giới thiệu về nghề nghiệp
- 2.5. Nói về sở thích của bản thân – Giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt
1. Lưu ý về cách xưng hô trong tiếng Việt
Trước tiên, khi học tiếng Việt hay giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt, bạn cần hiểu và áp dụng được các cách xưng hô trong tiếng Việt. Lý do là vì trong tiếng Việt có rất nhiều đại từ xưng hô và được chia theo độ tuổi, giới tính và mối quan hệ giữa người nói và người nghe.
Ví dụ: Câu “I love You” trong tiếng Anh khi nói bằng tiếng Việt sẽ có rất nhiều cách nói như: “em yêu anh”, “anh yêu em”, “con yêu mẹ”, “mẹ yêu con”, “bố yêu con”, “tớ yêu cậu”,… Tùy theo mối quan hệ, độ tuổi và giới tính của người nói/người nghe.
Rất nhiều người nước ngoài gặp bối rối khi học đại từ nhân xưng trong tiếng Việt và thương đặt những câu hỏi như: “I” trong tiếng Việt là gì?; “You” trong tiếng Việt là gì?,..
Dưới đây là một số đại từ xưng hô cơ bản nhất trong tiếng Việt và ví dụ với câu mẫu câu: “I love you” để bạn có thể áp dụng:
I – You |
Cách sử dụng “I love you” |
Tôi – Bạn | Khi bạn và người nghe cùng độ tuổi, hoặc bạn nhiều tuổi hơn người nghe một chút
Ví dụ: “tôi yêu bạn” |
Mình – Bạn | Tương tự như với trường hợp “Tôi – Bạn”
Ví dụ: “mình yêu bạn” |
Tớ – Bạn/Cậu | Khi bạn và người nghe cùng độ tuổi. Tuy nhiên thường được dùng khi bạn còn trẻ (Trẻ em Việt Nam thường dùng cách xưng hô này)
Ví dụ: “tớ yêu cậu” |
Em – Chị | Khi bạn ít tuổi hơn người nghe một chút và người nghe là nữ
Ví dụ: “em yêu chị” |
Em – Anh | Khi bạn ít tuổi hơn người nghe một chút và người nghe là nam
Ví dụ: “em yêu anh” |
Chị – Em | Khi bạn nhiều tuổi hơn người nghe một chút và bạn là nữ
Ví dụ: “chị yêu em” |
Anh – Em | Khi bạn nhiều tuổi hơn người nghe một chút và bạn là nam
Ví dụ: “anh yêu em” |
Con – Bố | Khi bạn nói chuyện với bố mình
Ví dụ: “con yêu bố” |
Con – Mẹ | Khi bạn nói chuyện với mẹ mình
Ví dụ: “con yêu mẹ” |
Cháu – Cô/bác | Khi bạn nói chuyện với người ngang tuổi bố mẹ mình và là nữ
Ví dụ: “cháu yêu cô” |
Cháu – Chú/bác | Khi bạn nói chuyện với người ngang tuổi bố mẹ mình và là nam
Ví dụ: “cháu yêu bác” |
Cháu/con – Bà | Khi bạn nói chuyện với bà mình hoặc người ngang tuổi bà và là nữ
Ví dụ: “cháu yêu bà” |
Cháu/con – Ông | Khi bạn nói chuyện với ông mình hoặc người ngang tuổi ông và là nam
Ví dụ: “cháu yêu ông” |
Tao – Mày | Khi bạn nói chuyện với bạn bè thân thiết một cách thoải mái
Ví dụ: “tao yêu mày” |
Ví dụ: Ann (nữ, 24 tuổi) đang nói chuyện với Linh (nữ, 30 tuổi)
- Ann: Chị đang đi đâu đấy? (Where are you going?)
- Linh: Chị đang đi đến hiệu sách. Còn em? (I’m going to the bookshop. And you?)
2. Các mẫu câu giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt
Dưới đây là các mẫu câu cơ bản để giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt để bạn có thể áp dụng theo:
2.1. Chào hỏi và giới thiệu tên bằng tiếng Việt
a. Chào hỏi trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt, bạn có rất nhiều cách để chào hỏi người khác. Đơn giản nhất, bạn có thể áp dụng các cách sau:
[Xin chào = hello (Sin Chow)]
Hoặc khi nói chuyện với người lớn hơn. Bạn có thể áp dụng cách sau:
- Em chào anh/chị (Khi bạn ít tuổi hơn người nghe một chút)
- Cháu chào cô/chú/bác (khi người nghe có độ tuổi tương đương với bố mẹ bạn)
- Cháu chào ông/bà (Khi người nghe có độ tuổi tương đương với ông bà bạn)
Xem thêm: Các câu chào hỏi trong tiếng Việt
b. Giới thiệu tên trong tiếng Việt – Cách giới thiệu tên bằng tiếng Việt
Để hỏi và giới thiệu tên trong tiếng Việt, bạn có thể áp dụng những mẫu giới thiệu bản thân dưới đây:
[Tên của bạn là gì? = What’s your name? (Ten bang la zi)]
(Lưu ý: Từ “bạn” tương đương với you, có thể được thay thế bằng các đại từ nhân xưng khác như: anh, chị, cô, chú,… tùy trường hợp)
Ví dụ: Tên của anh là gì?; Tên của cô là gì?; Tên của chú là gì?;…
[Tên tôi là Nam/Tôi là Nam/Tên của tôi là Nam = My name is Nam/I’m Nam]
[Mọi người hay gọi tôi là Nam = Everyone often calls me Nam]
(Lưu ý: Từ “tôi” bằng với từ “I”, có thể được thay thế bằng: anh, chị, em,… tùy từng trường hợp)
Ví dụ: Tên tôi là Nam; Tên em là Nam; Tên cháu là Nam,…
2.2. Cách hỏi và giới thiệu tuổi – “How old are you?” in Vietnamese
Dưới đây là cách hỏi và mẫu câu giới thiệu tuổi trong tiếng Việt
[Bạn bao nhiêu tuổi?/Bạn năm nay bao nhiêu tuổi? = How old are you?]
(Lưu ý: Từ “bạn” = you. Có thể thay thế bằng các đại từ nhân xưng khác cho phù hợp với từng trường hợp)
[Tôi 23 tuổi/Tôi năm nay 23 tuổi = I’m 23 years old]
Ví dụ: Ann (24 tuổi) nói chuyện với cô Linh (là nữ, 54 tuổi)
- Linh: Cháu bao nhiêu tuổi?
- Ann: Cháu 20 tuổi
Nam (10 tuổi) nói chuyện với John (20 tuổi)
- Nam: Anh bao nhiêu tuổi?
- John: Anh 20 tuổi
2.3. Giới thiệu về quốc tịch và nơi ở hiện tại – cách giới thiệu bản thân bằng tiếng việt
Dưới đây là các mẫu câu cơ bản dùng để giới thiệu về quốc tịch và nơi ở hiện tại:
a. Giới thiệu về quốc tịch trong tiếng Việt
[Bạn đến từ đâu? = Where are you from?]
[Tôi đến từ Đức = I come from Germany]
[Tôi là người Đức = I’m German]
Ví dụ: Lan (nữ, 20 tuổi) nói chuyện với Kim (nữ, 30 tuổi)
- Lan: Chị đến từ đâu?
- Kim: Chị là người Hàn/Chị đến từ Hàn Quốc
Gợi ý cho bạn, tên một số quốc gia trong tiếng Việt:
Tên tiếng Việt | Tên tiếng Anh |
Anh | England |
Thái Lan | ThaiLand |
Ấn Độ | India |
Trung Quốc | China |
Nhật Bản | Japan |
Mỹ | America |
Pháp | France |
Đức | Germany |
b. Giới thiệu về nơi ở hiện tại – Giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt
[Bạn đang sống ở đâu? = Where do you live?]
[Tôi đang sống ở Hà Nội = I’m living in Hanoi]
[Tôi (sống) ở Việt Nam 2 tháng rồi = I’ve live in Vietnam for 2 months already]
Ví dụ: Jenny(nữ 20 tuổi) nói chuyện với Long (nam, 60 tuổi)
- Long: Cháu đang sống ở đâu? (Where do you live?)
- Jenny: Cháu đang sống ở Hà Nội. Cháu ở Việt Nam 3 tháng rồi. (I’m living in Hanoi. I’ve live in Vietnam for 2 months already)
2.4. Giới thiệu về nghề nghiệp
Giới thiệu về nghề nghiệp là một phần không thể thiếu khi bạn giới thiệu bản thân. Dưới đây là các mẫu câu cơ bản, dễ áp dụng khi bạn giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt
[Tôi là giáo viên tiếng Anh = I’m a English teacher]
[Tôi làm về Marketing = I work in Marketing]
[Tôi làm ở bệnh viện = T work at hospital]
Gợi ý một số nghề nghiệp phổ biến bằng tiếng Việt:
Nghề nghiệp tiếng Việt | Các nghề nghiệp bằng tiếng Anh |
Giáo viên | Teacher |
Lập trình viên | Programmer |
Kiến trúc sư | Architect |
Đầu bếp | Chef |
Nha sĩ | Dentist |
Bác sĩ | Doctor |
Người mẫu | Model |
Nhân viên văn phòng | Office worker |
2.5. Nói về sở thích của bản thân – Giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt
[Tôi thích + (sở thích) = I like cooking]
[Tôi thích nhất là + (sở thích) = I like …. the most]
[Sở thích của tôi là + (sở thích) = My hobby is …]
Ví dụ: Ann (nữ, 24 tuổi) giới thiệu bản thân với sếp Lan (nữ, 35 tuổi)
- Em thích đọc sách (I like reading books)
- Sở thích của em là đọc sách (My hobby is reading books)
- Em thích nhất là đọc sách = I like reading books the most.
**Lưu ý: Các chữ được in đậm là chữ có thể thay bằng các đại từ xưng hô khác tùy từng trường hợp.
Trên đây là hướng dẫn ngắn gọn, giúp bạn có thể tự giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt một cách đơn giản. Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.
Một số khóa học tiếng Việt tại Jellyfish:
Jellyfish Vietnam – Hotline: 0961.106.466
Để biết thêm thông tin khóa học và được tư vấn miễn phí, hãy điền đầy đủ thông tin của bạn vào mục dưới nhé! Jellyfish sẽ liên hệ lại với bạn.