10 CÁCH HÔ RƯỢU PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM

Khi uống rượu bia hoặc trong các buổi liên hoan, người Việt thường có rất nhiều câu nói giúp cho không khí trở nên vui vẻ và sôi động hơn. Vậy những câu nói đó là gì? Hãy cùng Jellyfish tìm hiểu ngay 10 cách nói “Cheers” trong tiếng Việt, và bạn sẽ thật ấn tượng/ngầu trong mắt người bản xứ.

I. 10 cách hô rượu phổ biến nhất tại Việt Nam

Văn hoá trên bàn nhậu tại Việt Nam rất đặc biệt, mọi người thường sẽ sử dụng một số từ ngữ hay câu nói mở đầu xem như khai màn buổi tiệc. Dưới đây là 10 cách hô rượu phổ biến tại Việt Nam.

1. Dzô!

Nếu như tại các đất nước khác, điển hình là Anh hay Mỹ, họ thường sử dụng “Cheers!” để chúc rượu tất cả mọi người, thì tại Việt Nam, có một từ rất phổ biến và thường được sử dụng trong các bữa họp mặt, giao lưu đó là “Dzô”. Nó phát âm giống như từ “Yo” trong tiếng Anh vậy, rất dễ sử dụng đối với người ngoại quốc.

2. Một, hai, ba, dô! (1, 2, 3, Dzô!)

“Một, hai, ba, dô!” là cách hô khi uống bia, nó thể hiện sự vui vẻ, sảng khoái và thường được nói trong những bữa tiệc đông người.

1 2 3 dzô! -

Ngoài ra, đối với cách hô này, người Việt còn biến tấu thêm một số các câu khác dài hơn, ví dụ như:

Một, hai, ba, dô!

Hai, ba, dô!

Hai, ba, uống!

Bằng cách này, nó giúp cho không khí của bữa tiệc càng sôi nổi thêm. Bạn chỉ cần nâng ly của mình lên và hô theo mọi người.

3. Trăm phần trăm

Khi có người lại chúc rượu bạn và họ nói là “Trăm phần trăm nhé!” hoặc “Một trăm phần trăm !” thì nó có nghĩa là bạn sẽ phải uống hết ly rượu hoặc cốc bia ở trên tay của bạn đấy. Đây là một cụm từ lóng được sử dụng rất phổ biến.

Nếu bạn không đủ khả năng uống hết, bạn cũng có thể thương lượng với đối phương về lượng rượu bạn có thể uống như “Năm mươi phần trăm”, “Hai mươi phần trăm”,…

4. 50 50 (Năm mươi – năm mươi)

“Năm mươi phần trăm” hay “Năm mươi năm mươi” là cách để bạn có thể thương lượng trên bàn nhậu nếu bạn không thể uống cạn ly. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể thương lượng một mức khác ít hơn “Một trăm phần trăm”. Đây cũng là một cách chúc tại Việt Nam, khi mà mọi người chỉ muốn cụng ly mà không muốn uống hết ly trên tay mình.

5. Cạn ly, cạn chén!

Tương tự như “Trăm phần trăm” thì câu hô “Cạn chén” hoặc “Cạn ly” cũng mang ý nghĩa là uống hết bia trong ly của bạn. Ở một số nơi trên Việt Nam, người ta vẫn sử dụng cụm từ này để thay thế cho “Trăm phần trăm”. 

Ngụ ý của câu nói này là mong muốn bạn có thể uống hết ly, nhưng nếu bạn không thể, thì bạn không cần phải uống hết nhưng cũng nên uống một ít nhé!

cạn ly!

6. Không say không về

Đây như là một câu nói đùa trên bàn nhậu, khi mà mọi người trong bữa tiệc muốn tiếp tục ngồi lại vui vẻ nói chuyện với nhau.

Nó được hiểu là bạn sẽ được rời khỏi bữa tiệc khi bạn đã uống say. Nhưng đây chỉ là một câu góp vui và bạn không cần phải uống say thì mới được về mà bạn chỉ cần hết mình với cuộc vui của bữa tiệc mà thôi.

7. Cụng ly!

“Cụng ly” hay “Cụng chén” được sử dụng ở từng vùng miền của Việt Nam. Nếu như ở miền Bắc người ta sử dụng “Cụng ly” thì ở miền Nam người ta sẽ sử dụng là “Cụng chén”

Cụm từ này mang hàm ý cùng nâng ly lên để chạm vào nhau thay cho lời chúc rượu.

8. Chúc sức khỏe!

Câu nói “Chúc sức khỏe!” thường được sử dụng để cổ vũ người lớn tuổi hơn bạn hoặc các đối tác. Ngoài ra, nó cũng thường được sử dụng trong các ngày lễ tết để chúc nhau sức khỏe. Trong trường hợp này, bạn sẽ rất hạn chế sử dụng các cách hô phía trên.

9. Nâng ly

“Nâng ly” cũng là một cách để chúc rượu nhau. Cách nói của nó có phần nhẹ nhàng hơn những cách chúc rượu khác. Ngoài ra, nó thường được sử dụng trong các bữa tiệc sang trọng hay là những dịp lễ tết.

10. Hô theo bài thơ

Khác hẳn với các cách hô ở trên, tại một số vùng miền ở Việt Nam, họ sẽ biến tấu cách hô theo một số câu thơ có vần để mọi người cùng chúc nhau. Một số câu thơ thường được sử dụng như:

  • Chủ hô: Vực nào vực sâu thăm thẳm
  • Mọi người: Vực nào sâu bằng cái ly này
  • Chủ hô: Hò zô ta nào, kéo cái ly này lên nào
  • Mọi người: 2,3 zô….2,3 zô …..2,3 uống.

Với cách hô này sẽ khá là khó đối với người nước ngoài. Vì thế, nếu bạn là người ngoại quốc khi đến với Việt Nam, bạn chỉ cần cùng nâng ly lên vui vẻ nói chuyện với mọi người trong bữa tiệc và không cần phải hô theo mọi người. 

Xem thêm:

II. Đây có phải là một nét văn hóa của người Việt?

Chắc hẳn, khi bạn đến Việt Nam, bạn sẽ cảm thấy rất lạ khi có rất nhiều quán nhậu ở hầu hết các tỉnh thành phố trên đất nước này. Chính vì đó đã làm dấy lên sự tranh cãi giữa việc có nên công nhận “Nhậu” là một nét văn hóa của Việt Nam hay không.

“Nhậu” là việc rất phổ biến tại Việt Nam, nó được đa số người Việt ưa chuộng. Vì sau chuỗi ngày làm việc và học tập căng thẳng thì đôi lúc tụ tập bạn bè với nhau để giải tỏa căng thẳng và trò chuyện cùng với nhau.

Trong các bữa nhậu như thế, người Việt sẽ có xu hướng hô rượu và chúc nhau những câu ví dụ như “Một, hai, ba, dzô!”… để cuộc vui thêm thú vị.

Vì thế, việc có xem đó là một nét văn hóa hay không còn tùy thuộc vào từng góc nhìn của từng cá nhân khác nhau, nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng việc tham gia vào một bữa nhậu của người Việt Nam rất là vui.

Ngoài ra, khi tham gia bữa nhậu của người Việt, bạn cũng nên học cách làm sao để chúc rượu tại Việt Nam nhé vì nó sẽ gây ấn tượng rất mạnh đối với mọi người xung quanh bạn đấy.

Tham khảo thêm các khóa học tiếng Việt tại Jellyfish Vietnam:

Để biết thêm thông tin khóa học và được tư vấn miễn phí, hãy điền đầy đủ thông tin của bạn vào mục dưới nhé! Jellyfish sẽ liên hệ lại với bạn.

Jellyfish Vietnam – Hotline: 0961.106.466

Call Now Button