Làm sao để nói “tạm biệt” trong tiếng Việt? Người Việt có rất nhiều cách để chào tạm biệt một ai đó, tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Để giúp bạn có thể nói tiếng Việt một cách thật ấn tượng trong mắt người bản xứ; Jellyfish đã liệt kê 8 cách nói tạm biệt thông dụng và dễ áp dụng nhất ngay trong bài viết dưới đây.
Bạn hãy theo dõi nhé!
I. Những cách nói tạm biệt thông dụng của người Việt
Tiếng Việt rất đa dạng và có vô vàn cách để chào tạm biệt. Cùng tìm hiểu những cách chào tạm biệt thông dụng tại Việt Nam dưới đây:
1. “Goodbye” trong tiếng Việt
Làm sao để nói “Goodbye” trong tiếng Việt? Đơn giản và dịch sát nghĩa nhất, bạn có thể áp dụng 2 cách sau:
- Tạm biệt/Chào tạm biệt (Goodbye)
- Chào (Goodbye)
Lưu ý: Khi dịch từ Goodbye sang tiếng Việt sẽ là “Tạm biệt” những người Việt cũng thường dùng từ “Chào nhé” trong trường hợp này.
Đây là cách phổ biến nhất, dễ nhớ và dễ dùng đối với đại đa số người nước ngoài khi đến với Việt Nam.
Tuy nhiên, cách này bạn chỉ nên nói với bạn bè, những người ít tuổi hoặc bằng tuổi bạn. Vì nếu nói như vậy với một người lớn tuổi sẽ bị coi là mất lịch sự.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng công thức sau khi muốn chào cụ thể một ai đó:
- Tạm biệt + người nghe (you)
Ví dụ:
- Tạm biệt Hoa
- Tạm biệt cô
- Tạm biệt chị
Tìm hiểu thêm: Cách phát âm tiếng Việt
2. Nói tạm biệt đối với người lớn
Đây là một cách nói lời tạm biệt được xem là đầy đủ nhất về mặt cấu trúc câu. Thường được sử dụng để tạm biệt người lớn hơn mình một cách kính trọng và lễ phép.
Tuy nhiên, khi áp dụng cách này bạn cần nắm được cách dùng của các đại từ nhân xưng trong tiếng Việt.
Cấu trúc câu:
- Chủ ngữ (I) + Chào + Người nghe (you) + ạ
- Tạm biệt + Người nghe (you) + ạ
Ví dụ:
- Em chào anh ạ (người đó là nam, nhiều tuổi hơn bạn một chút)
- Cháu chào cô ạ (người đó là nữ, tuổi tương đương bố mẹ bạn)
- Tạm biệt chú ạ (người đó là nam, tuổi tương đương bố mẹ bạn)
Lưu ý: Trường hợp này thường không áp dụng với người ít tuổi hơn.
3. Nói tạm biệt đối với bạn bè thân thiết
Đối với bạn bè thân thiết, cách nói tạm biệt trong tiếng việt có chút khác biệt, không theo một cấu trúc nhất định như các cách nói ở trên. Nói tạm biệt đối với bạn bè thân thiết linh động theo nhiều tình huống khác nhau.
Một số mẫu câu tạm biệt trong tiếng Việt khi nói chuyện với bạn bè:
- Sớm gặp lại nhé
- Hẹn mai gặp nha
- Nói chuyện sau nhé
- Về đây/Tôi về đây
4. Nói tạm biệt đối với đối tác
Trong một số trường hợp đặc biệt, cần sự trang trọng như các buổi gặp mặt đối tác, khách hàng, khi nói lời tạm biệt đối với họ, chúng ta sẽ sử dụng một cấu trúc khác thay vì cách dùng như trên.
Ngoài ra, khi chào tạm biệt các đối tác của mình, người Việt Nam thường đi kèm với hành động bắt tay với lời chào để thể hiện sự hiếu khách, tôn trọng đối với đối tác của mình.
Cấu trúc: “Hẹn gặp lại + anh/chị/ông/bà”
Ví dụ:
- Hẹn gặp lại anh vào lần hợp tác tới
- Hẹn gặp lại chị
- Hẹn gặp lại ông
Lưu ý:
- Ở đây “Ông/Bà” thể hiện sự kính trọng đối với các đối tác lớn tuổi hơn mình rất nhiều.
- Trong trường hợp này bạn có thể vừa nói vừa bắt tay đối tác để thể hiện thiện chí.
5. Nói tạm biệt với một nhóm người
Khi đi chơi với một nhóm bạn, nếu bạn muốn chào tạm biệt họ, bạn không thể chào từng người một như những cách chào trên. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các mẫu câu sau:
- Tạm biệt mọi người nhé!
- Hẹn gặp mọi người sau nhé!
- Chào mọi người nhé!
Xem thêm:
II. Những cách nói tạm biệt khác trong tiếng Việt
Ngoài một số cấu trúc thông dụng như trên, chào tạm biệt trong tiếng việt còn được biến tấu theo một số mẫu câu khác như:
1. Chúc may mắn
Thường được sử dụng khi nói tạm biệt với một ai đó đang chuẩn bị cho một cuộc thi hay là một buổi thuyết trình,… Thường dùng để chúc người đó hoàn thành tốt và kèm theo đó là lời chào tạm biệt.
Cấu trúc: “Chúc + đại từ nhân xưng + may mắn”
Ví dụ:
- Chúc em may mắn nhé
- Chúc anh may mắn
- Chúc bạn may mắn
- Chúc may mắn
2. Bye Bye
Nếu như chưa nói được các cách trên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng từ “Bye” hoặc “Bye – Bye” trong hầu hết các trường hợp. Lý do là vì từ “Bye” phổ biến đến nỗi hầu như người Việt Nam nào cũng hiểu, bạn có thể thấy nhiều người Việt Nam chào nhau bằng cách này.
Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng cách nói này với người lớn tuổi nhé vì sẽ bị coi là bất lịch sự hoặc cũng có thể người lớn tuổi sẽ không hiểu.
3. Sử dụng hành động
Để nói lời tạm biệt trong tiếng việt, Nếu bạn không nhớ các cấu trúc trên, bạn có thể sử dụng các hành động để thể hiện rằng mình tạm biệt một ai đó như:
- Vẫy tay
- Bắt tay
- Ôm
Lưu ý: Các hành động này sử dụng tùy với từng đối tượng khác nhau.
Ví dụ:
- Ôm: áp dụng đối với người thân trong gia đình, người yêu, bạn bè thân thiết.
- Bắt tay: áp dụng đối với các đối tác.
- Vẫy tay: áp dụng với bạn bè thân thiết.
Trên đây là 8 kiểu chào tạm biệt trong tiếng Việt mà dễ áp dụng đối với người nước ngoài mới học tiếng Việt. Với những cách chào tạm biệt mà chúng mình đã nêu trên, hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn.
Nếu bạn muốn nói tiếng nhanh và chuẩn nhất, hãy tham khảo các khóa học tại Jellyfish:
Jellyfish Vietnam – Hotline: 0961.106.466
Để biết thêm thông tin khóa học và được tư vấn miễn phí, hãy điền đầy đủ thông tin của bạn vào mục dưới nhé! Jellyfish sẽ liên hệ lại với bạn.