Hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới có 3 hoặc 4 thanh điệu thì tại đất nước Việt Nam có đến 6 thanh điệu, trong đó có 5 dấu thanh khác nhau. Chính vì thế, tiếng Việt được liệt vào danh sách những ngôn ngữ khó học trên thế giới vì để phát âm đúng các từ ngữ trong tiếng Việt, người nước ngoài sẽ phải học qua 6 thanh điệu trong tiếng Việt. Cùng chúng mình tìm hiểu 6 thanh điệu dưới đây.
I. Khái niệm về thanh điệu trong tiếng Việt
Thanh điệu là một đơn vị siêu đoạn tính, nó được thể hiện trong âm tiết hay là toàn bộ phần thanh tính của âm tiết bao gồm cả âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối. Có tác dụng làm thay đổi ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ.
Tiếng Việt là một trong những thứ tiếng có nhiều thanh điệu nhất trên thế giới với 6 thanh điệu, trong khi có một số ngôn ngữ khác chỉ có 3 hoặc 4 thanh điệu. Do đó, thanh điệu cũng đã góp phần giúp tiếng việt trở nên giàu đẹp hơn.
Xem thêm: Ngôn ngữ 3 miền Bắc – Trung – Nam
II. 6 Thanh điệu trong tiếng Việt
Điều thú vị của tiếng Việt nằm ở âm điệu và cách phát âm khi nói chuyện với nhau. Để tạo nên sự thú vị đấy nằm ở 5 dấu câu và 6 thanh điệu sẵn có của tiếng Việt.
Hầu hết những dấu câu này đều được đặt ở trên hoặc ở dưới các nguyên âm trong một từ (ngoại trừ thanh ngang). Cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
2.1. The tone No.1 – Thanh ngang (Unmarked)
Thanh ngang ( thanh không dấu ) là một thanh tương đối cao, có âm điệu bằng phẳng ổn định, giống nhau ở tất cả các âm tiết. Xuất hiện trong hầu hết tất cả các âm tiết.
Độ cao của thanh ít thay đổi trong cách phát âm và nó không phụ thuộc vào thành phần của âm tiết. Trong các âm tiết khác nhau như a, ha, hoa, hai… đường nét hầu như không thay đổi.
Ví dụ:
- ma
- Công ty
- cây cam…
2.2. The tone No.2 – Thanh huyền (grave accent)
Thanh huyền được phát âm ở âm vực thấp so với thanh 1. Cũng giống như thanh ngang, thanh huyền có cường độ đồng đều không thay đổi, không bị yết hầu hóa trong quá trình phát âm. Thường được ghi bằng dấu (`) – dấu huyền.
Ví dụ:
- Cà
- Sàn
- Nhà…
2.3. The tone No.3 – Thanh ngã (Tilde)
Thanh ngã là thanh điệu thuộc âm vực cao, bắt đầu thấp hơn và kết thúc cao hơn khi phát âm. Là một trong những thanh điệu khó phát âm khi người nước ngoài mới bắt đầu học tiếng việt. Dấu thanh cho âm này là “~”.
Ví dụ:
- Ngã
- cỗ
- cũ
- mãn nhãn
- xã…
2.4. The tone No.4 – thanh hỏi (Hook above)
thanh hỏi là thanh điệu thuộc âm vực thấp. Khi phát âm, điểm bắt đầu và kết thúc thanh điệu đều ở âm vực thấp. Thanh hỏi cùng với thanh ngã là hai thanh khó phát âm rõ ràng đối với người mới bắt đầu học tiếng Việt. Dấu thanh cho âm này là (?).
Ví dụ:
- cả, cỏ, củ
- lẻ loi
- nhắc nhở
- lỏng lẻo
- vui vẻ…
2.5. The tone No.5 – thanh sắc (Acute accent)
Thanh sắc là thanh điệu thuộc âm vực cao. Khi phát âm, bạn cần phải lên giọng thật nhanh để tạo ra âm điệu này. Dấu thanh cho âm này là (´).
Ví dụ:
- cá
- có
- chó
- lá
2.6. The tone No.6 – thanh nặng (Underdot)
Thanh nặng là thanh điệu thuộc âm vực thấp, ít nhầm lẫn nhất trong các thanh điệu vì cảm giác ngắn, đột ngột và mạnh của thanh điệu này dễ nhớ hơn so với số còn lại. Dấu thanh cho âm này là (.) và được đặt dưới nguyên âm.
Ví dụ:
- lạ
- chợ
- lạm dụng
- trục trặc
Ta có thể thấy, từ một chữ cái khi sử dụng các thanh điệu khác nhau sẽ mang đến cho ta cảm giác khác về từ ngừ đấy, ngoài ra nó còn làm cho nghĩa của từ ngữ đấy bị thay đổi.
Ví dụ:
- Ma
- Má
- Mả
Ngoài ra, những dấu câu, những thanh điệu này không được sử dụng bừa bãi, mà phải tuân theo quy luật để có thể tạo ra từ có nghĩa, không gây khó chịu khi nói hoặc khi nghe. Điều này cũng gây không ít khó khăn đối với người nước ngoài khi mới bắt đầu học tiếng Việt vì ngay cả những người con Việt Nam cũng rất dễ mắc phải những lỗi sai này. Hãy cùng theo dõi chúng mình để biết thêm nhiều kiến thức về tiếng Việt nhé!!!
Nếu bạn đang cần tìm một trung tâm học tiếng Việt uy tín, hãy tham khảo ngay các khóa học tại Jellyfish Vietnam:
Jellyfish Vietnam – Hotline: 0961.106.466
Để biết thêm thông tin khóa học và được tư vấn miễn phí, hãy điền đầy đủ thông tin của bạn vào mục dưới nhé! Jellyfish sẽ liên hệ lại với bạn.