MỘT SỐ NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Ngữ pháp là một phần rất quan trọng trong bất kỳ ngôn ngữ nào. Với tiếng Việt cũng vậy, để có thể sử dụng một cách tự nhiên bạn cần hiểu những cấu trúc ngữ pháp nhất định. Vậy ngữ pháp tiếng Việt có khó không? Hãy cùng Jellyfish khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!

I. Ngữ pháp tiếng Việt có khó không? 

Chắc hẳn bạn đã nghe rất nhiều người Việt nói “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Nhưng thực tế, ngữ pháp tiếng Việt không quá khó, thậm chí là có phần dễ hơn nhiều ngôn ngữ khác như tiếng Trung, tiếng Nhật,…

Lợi thế của ngữ pháp tiếng Việt so với những ngôn ngữ khác là không có quá nhiều quy tắc. Điều khó khăn chủ yếu nằm ở phần đại từ nhân xưng và từ vựng vì trong tiếng Việt có rất nhiều từ đồng nghĩa, phương ngữ địa phương.

Vậy ngữ pháp tiếng Việt lợi thế gì so với các ngôn ngữ khác?

  • Không chia giới tính: Tiếng Pháp, tiếng Đức và nhiều ngôn ngữ khác thường chia chủ ngữ, động từ theo giới tính, nhưng tiếng Việt thì không. Sẽ không có khái niệm giống đực, giống cái nào cho các từ vựng, bạn chỉ cần ghi nhớ mỗi từ mà không cần thiết phải học thuộc lòng thêm gì.
  • Không có mạo từ: Tiếng Anh có 3 mạo từ “a”, “an”, “the” và nhiều quy tắc phức tạp kèm theo nhưng tiếng Việt thì không.
  • Không có các cấu trúc câu bị động: Ví dụ trong tiếng Nhật hoặc tiếng Anh sẽ có các cấu trúc câu bị động riêng nhưng tiếng Việt thì không. Trong hầu hết trường hợp bạn chỉ cần thêm từ “bị” hoặc “được” là xong.
  • Không có quá nhiều thì và không phải chia động từ: Trong tiếng Việt chỉ có 3 thì cơ bản: quá khứ – hiện tại – tương lai và bạn cũng không có quy tắc nào cho động từ cả.
  • Không chia danh từ theo số ít, số nhiều: Nếu là 1 cái cây là “1 cây” thì 2 cái cây cũng sẽ là “2 cây”.

Như bạn thấy đấy, cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt sơ qua thì không khó đâu. Để giúp bạn có thể sử dụng tiếng Việt nhanh nhất, dưới đây là một số ngữ pháp cơ bản – dễ hiểu dành cho người mới bắt đầu.

See more: Người nước ngoài học tiếng Việt, tại sao không?

II. Một số ngữ pháp tiếng Việt cơ bản cho người mới bắt đầu

Để có thể nói tiếng Việt cơ bản, bạn cần nắm được một số ngữ pháp như: cấu trúc câu đơn giản, đại từ nhân xưng, thì, câu hỏi và câu phủ định. Hãy theo dõi các hướng dẫn dưới đây nhé!

2.1. Cấu trúc câu – Ngữ pháp tiếng Việt cơ bản

Cấu trúc câu trong tiếng Việt là một trong những ngữ pháp cơ bản nhất mà bạn cần phải học khi mới bắt đầu học tiếng Việt. 

Thực tế cấu trúc câu tiếng sẽ khá khó nếu phân tích cặn kẽ theo nhiều trường hợp nhưng về cơ bản, cấu trúc câu sẽ có cấu trúc khá giống với tiếng Anh:

Chủ ngữ + Động từ + (Đối tượng) + (Trạng ngữ)

Vietnamese grammar - Sentence Structure

Note:

  • Trong một câu, trạng ngữ có thể xuất hiện ở đầu câu hoặc cuối câu. Một số trường hợp câu không nhất thiết phải có trạng ngữ.
  • Đối tượng ở đây có thể là một người hoặc nhiều người, sự vật, hiện tượng.

Ví dụ:

  • Tôi ăn cơm (I eat rice)
Tôi Là chủ ngữ. Tương đương với “I” trong tiếng Anh. Trong tiếng Việt có rất nhiều cách để nói từ “Tôi”. Bạn có thể tìm hiểu ở phần đại từ nhân xưng.
Ăn Là động từ. Nghĩa là “eat”. Trong tiếng Việt chỉ những từ chỉ hành động mới được tính là động từ. 
Cơm Là Đối tượng (Tân ngữ). Nghĩa là “rice” trong tiếng Anh.
  • Anh yêu em (I love you)

(Trong đó: “Anh” là chủ ngữ; “Love” là động từ; và “You” là đối tượng).

  • Mẹ tôi đi chợ vào mỗi buổi sáng (my mom goes to the market every morning)

(Trong đó: “Mẹ tôi” là chủ ngữ; “đi chợ” là động từ và “vào mỗi buổi sáng” được coi là trạng ngữ”).

2.2. Đại từ nhân xưng

Trong ngữ pháp tiếng Việt, đại từ nhân xưng gồm 3 ngôi chính: Ngôi thứ nhất, ngồi thứ hai và ngôi thứ ba.

Trong đó:

  • Ngôi thứ nhất: bao gồm cái đại từ dùng để tự xưng.
  • Ngôi thứ hai: dùng để chỉ người đối thoại.
  • Ngôi thứ ba: chỉ những người không tham gia giao tiếp nhưng được nhắc đến trong cuộc giao tiếp để chỉ người hay sự vật  

Dưới đây là một số đại từ nhân xưng để bạn tham khảo:

Ngôi  Số ít Số nhiều
Thứ Nhất Tôi (khi nói với người ngang hàng mình hoặc với đối tác) Chúng tôi
Mình (dùng khi nói với bạn bè thân thiết) Bọn mình/Chúng mình
Em (Nếu bạn ít tuổi hơn người nghe một chút) Bọn em/Chúng em
Anh (Nếu bạn là nam và lớn tuổi hơn người đối diện một chút) Bọn anh
Thứ Hai Bạn (Nếu người đó ngang tuổi với bạn) Các bạn
Anh (Nếu người đó lớn tuổi hơn bạn một chút và là nam) Các anh
Em (Nếu người đó ít tuổi hơn bạn một chút) Các em
Thứ Ba Cô ấy/Chị ấy (Nếu người được nói đến là nữ) Họ/Chúng nó/Người ta
Anh ấy (Nếu người được nói đến là nam)
Em ấy (Nếu người được nói đến ít tuổi hơn bạn một chút)

Ngoài ra còn rất nhiều đại từ nhân xưng khác được chia theo giới tính, độ tuổi và mối quan hệ giữa người nghe và người nói.

Ví dụ:  

  • Anh yêu em (I love you)

(Người nói là nam và có thể lớn tuổi hơn người nghe)

  • Chú có khỏe không? 

(Người được hỏi là nam và ngang với tuổi bố của người nói)

  • Cô ấy rất đẹp (She is so beautiful)

(Người được đề cập đến là nữ).

2.3. 3 Thì cơ bản trong tiếng Việt

Thực tế trong Ngữ pháp tiếng Việt không có cấu trúc về các thì. Nhưng để có thể nói được tiếng Việt, bạn có thể hiểu đơn giản là trong tiếng Việt sẽ có 3 thì cơ bản: Hiện tại – Quá khứ – Tương lai.

Basic tenses in Vietnamese

2.3.1. Hiện tại

Với cấu trúc thì hiện tại trong tiếng Việt, chúng ta sẽ kết hợp với các trạng từ chỉ thời gian ở hiện tại như: “Bây giờ”, “nay”, “hôm nay”,…hoặc với từ “đang”.

Cách dùng này áp dụng với những sự vật sự việc đang diễn ra ở thời điểm nói hoặc xung quanh thời điểm nói (Tương đương với thì tiếp diễn tiếng Anh).

Cấu trúc:

  • Chủ ngữ + đang + tân ngữ.
  • Trạng từ chỉ hiện tại + chủ ngữ + tân ngữ.

Ví dụ:

  • Tôi đang xem phim
  • Bố tôi hiện nay đang làm bác sĩ
  • Bây giờ tôi đang ăn cơm.

2.3.2. Quá khứ

Để diễn tả những gì đã xảy ra trong quá khứ, bạn chỉ cần thêm từ “đã” trước động từ hoặc thêm các trạng từ chỉ thời điểm ở quá khứ trong câu.

Cấu trúc tham khảo:

Chủ ngữ + đã + động từ + (đối tượng) + (trạng từ)

Ví dụ:

  • Hôm qua tôi ăn 2 bát cơm
  • Mẹ tôi đã đi chợ ngày hôm qua

2.3.3. Tương lai

Đối với thì tương lai trong tiếng Việt, người Việt sẽ thường sử dụng từ “sẽ” trước động từ hoặc thêm các trạng từ chỉ tương lai “Ngày mai”, “Năm sau”, … để diễn tả sự việc, hiện tượng sắp diễn ra trong tương lai.

Cấu trúc tham khảo: 

Chủ ngữ + sẽ + động từ + (đối tượng) + (trạng từ chỉ tương lai)

Ví dụ:

  • Mẹ tôi sẽ đi chợ vào ngày mai 
  • Tôi sẽ cố gắng hơn
  • Trưa mai tôi sẽ ăn 2 bát cơm

Note: Bạn cũng có thể đảo trạng từ chỉ tương lai lên đầu câu.

See more: 

2.4. Câu nghi vấn trong tiếng Việt 

Trong ngữ pháp tiếng Việt, câu nghi vấn không có công thức cụ thể. Nhưng bạn có thể hiểu đơn giản là chỉ cần đặt các từ để hỏi ở đầu câu hoặc cuối câu thì câu đó sẽ thành một câu hỏi có nghĩa.

  • Các đại từ nghi vấn (đặt ở đầu câu): ai, gì, nào, bao nhiêu, bao giờ, tại sao, khi nào…
  • Các từ/cụm từ nghi vấn ở cuối câu: rồi, sao, ra sao, sao vậy, à, hả, chứ, ở đâu, không….

Ngoài ra, ở cuối mỗi câu nghi vấn đều có thêm dấu “?”.

Ví dụ:

  • Anh yêu em không?
  • Bạn vẫn còn làm ở chỗ cũ chứ?
  • Bao giờ bạn chuyển trọ?
  • Khi nào mẹ bạn đi chợ?
  • Vẫn đang làm việc ở công ty đấy à?
  • Bạn đang ở đâu?

2.5 Câu phủ định 

Để nói một câu mang nghĩa phủ định trong tiếng Việt, bạn chỉ cần thêm các từ mang ý nghĩa phủ định vào câu, thường là trước động từ.

Basic Vietnamese grammar - Negative Sentences

Những từ mang nghĩa phủ định bao gồm: không, không phải, chưa, đâu có, làm gì có… 

Cấu trúc câu tham khảo:

Chủ ngữ + không/chưa/không phải + động từ + (đối tượng) + (trạng từ)

Ví dụ: 

  • Hôm nay, mẹ tôi không đi chợ
  • Tôi chưa bao giờ hút thuốc
  • Tôi không nhìn thấy bạn
  • Anh không yêu em
  • Tôi chưa ăn cơm

Trên đây là những kiến thức cơ bản về ngữ pháp tiếng Việt để bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên để vận dụng một cách hiệu quả thì bạn nên theo học các khóa học với giáo viên người Việt. Bạn có thể tham khảo các khóa học chất lượng cao tại Jellyfish trong thông tin dưới đây:

Jellyfish Vietnam – Hotline: 0961.106.466

Để biết thêm thông tin khóa học và được tư vấn miễn phí, hãy điền đầy đủ thông tin của bạn vào mục dưới nhé! Jellyfish sẽ liên hệ lại với bạn.

Call Now Button